21/3/12

Bàn luận xung quanh những bài phát biểu của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM.

 

1. Những lời tốt:
"Học cúi cho sâu để vươn cho cao"
TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận định đó chính là phương cách phát triển trong khối ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong năm 2010. "Bản chất của NH là "cúi" càng sâu thì khả năng thu hút khách hàng càng nhiều. Đó mới là kinh doanh".

Nhìn rộng ra, ngân hàng không phải là ngành duy nhất cần học cúi. Một trong những vấn đề dễ nhận thấy của nhiều ngành nghề kinh doanh - dịch vụ bộc lộ điểm yếu trong nhân sự. Không những nhân viên kinh doanh không học "cúi" trước thượng đế mà còn cư xử như kẻ bề trên, "ban phát" cho khách hàng những nụ cười niềm nở, sự chăm sóc chu đáo vẫn là hiếm có.
Không khó khăn lắm để giải thích hiện tượng "một đi không trở lại" của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam, hoặc nhiều người có tiền Việt Nam tận dụng mọi cơ hội để được thụ hưởng những dịch vụ nước ngoài.
Chừng nào khách đến mà chủ nhà không chào, người bỏ tiền ra để mua những lời gắt gỏng, vẻ mặt lạnh lùng hay kiêu ngạo phiền hà, thì chừng ấy còn phải làm "người lùn".
Cúi xuống thấp để thể hiện văn hóa cao, hiểu mình trọng người, đó mới là cách thức khôn ngoan để vươn lên vậy.
"Cúi đầu" trước con người chính là hành xử văn hoá chứ không phải là sự hèn hạ. Mà văn hoá chính là sự hiểu biết và cao thượng. Bất kỳ nghề kinh doanh nào mà không tựa trên nền tảng văn hoá thì sẽ trở thành một nghề cướp giật.
Nhưng đâu chỉ là những ngành kinh doanh mới phải học "cúi". Chúng ta đã lên tiếng về thói hách dịch, cửa quyền của nhiều cán bộ ở các cơ quan Nhà nước đối với dân. Với không ít những hiện thực đau lòng trong quan hệ giữa người với người hiện nay thì văn hoá ứng xử, văn hoá vì con người cần phải được xây dựng một cách hệ thống và có tính chiến lược.
2. Những lời bình luận:
Độc giả Kim Tân chia sẻ trên Zing.vn: “Tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị tiến sĩ, trưởng một khoa của một trường đại học lớn như TS Dương khi giảng dạy trên bục giảng của một trường học lại có thể kể những câu chuyện bậy bạ, ám chỉ quan hệ vợ chồng, rồi dùng những từ ngữ hết sức tục tĩu thay cho phần chuyên môn. Thực sự là quá mất tư cách đạo đức của người giảng viên".
Trên Facebook còn có một nhóm tên: Hội những người phát cuồng về TS Lê Thẩm Dương. Một thành viên tên Quang Vinh Nguyễn bình luận: Mình đã nghe nhiều tiết giảng của thầy Dương, đúng là nếu xét trong môi trường giáo dục ở VN thì nhiều người cho rằng không phù hợp, xong thử tìm đâu ra một ông thầy có thể nói về các vấn đề tài chính dể hiểu như TS. Dương không?
Rồi chuyện giảng bài vì với chuyện trai gái, vợ chồng….. còn rất nhiều.
Về việc này TS Dương nói: Tôi không trả lời khi biết dụng ý xấu của người gửi, hơn nữa, đây là buổi nói chuyện theo yêu cầu của Viện Quản trị kinh doanh của FPT, chứ không phải là một buổi giảng bài trên lớp.
Đối tượng của buổi nói chuyện là những người sắp lấy bằng thạc sĩ. Hôm đó còn có Viện phó Viện quản trị kinh doanh ngồi nghe. Tôi thú nhận rằng, nếu là bài giảng đó dành cho sinh viên năm thứ nhất chẳng hạn thì tôi sai.
Hơn nữa, chính bên Viện muốn đặt hàng tôi phải nói chuyện thật ấn tượng, vì ở môi trường FPT rất cá tính. Lẽ ra, người ta định mời một ông giám đốc đến nói chuyện nhưng hôm đó tôi có việc ra Hà Nội nên người ta mời tôi. Tôi đại diện cho thực tiễn để ứng dụng phần những cái người ta học. Hoàn cảnh nữa là có những người ngồi dưới hỏi lên nữa chứ không phải là tôi “độc diễn”.
Còn vì sao có chuyện gia đình, hay ám chỉ chuyện chăn gối trong buổi nói chuyện, là bởi bài nói chuyện của tôi được yêu cầu là nói về ứng dụng quản trị trong doanh nghiệp như thế nào, rồi quản trị bản thân. Như vậy, bắt buộc phải lấy ví dụ về gia đình.
Theo TS Lê Thẩm Dương, các từ có vẻ nhạy cảm phải được đặt vào bối cảnh, hoàn cảnh, đối tượng nghe. Ông khẳng định: Nếu bạn nghe từ đầu đến cuối, bạn sẽ mê tôi nói liền! ( Theo tinmoi.vn ).
3. Vấn đề kiến thức:
Theo http://giaoduc.net.vn Độc giả 'mổ xẻ' kiến thức trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương
(GDVN) - Một độc giả N.L đã phân tích về những kiến thức kinh tế trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương cho rằng trong bài giảng đó có nhiều sai sót căn bản?
LTS: Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về việc TS Lê Thẩm Dương văng tục trên bục giảng của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB - ĐH FPT), đã có hàng chục ngàn người ủng hộ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương và coi ông như một chuyên gia xuất sắc về kinh tế Tài chính. Tuy vậy, ngay sau đó báo GDVN đã nhận được một bài phân tích của độc giả (N.L) cho rằng ngay cả chuyên môn của những bài giảng này cũng có nhiều vấn đề đáng bàn. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến này và mời Ts Dương và các chuyên gia khác cùng có ý kiến bàn luận.
Mấy ngày qua, dư luận báo chí ồn lên về vụ TS.Dương giảng bài có nhiều lời nói tục ở FSB. Tuy nhiên, rất đông giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên lại đánh giá cao bài giảng và cho rằng nội dung hay, kiến thức uyên thâm, cách truyền đạt hấp dẫn… Trước nhiều ý kiến trái chiều như vậy về bài giảng này tôi (độc giả N.L - PV) đã bỏ công nghe lại toàn bộ các clip và cố gắng ghi lại các ý chính về nội dung bài giảng. Ở đây tôi chỉ ghi lại vài ý chính và nhận xét về nội dung chứ không ghi lại các lời nói được cho là tục. Tôi trình bày thành từng clip để độc giả tiện theo dõi.  
Clip 1: Mở đầu TS tới nói chuyện ở đây là phù hợp vì TS là đúng chuyên ngành quản trị vì là Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh của Trường ĐHNH TP.Hồ Chí Minh (theo tôi biết thì TS lấy bằng TS trong ngành tài chính-ngân hàng). TS nói về 3 mức độ quản trị: Quản trị quốc gia, Quản trị doanh nghiệp và Quản trị cuộc đời. TS cho rằng về môn học thượng thặng nhất hiện nay là Quản trị cuộc đời. TS muốn nói về thực trạng 630 ngàn doanh nghiệp hiện nay đang khó cái gì và tốt nhất là tọa đàm từ phía dưới nói lên. TS nói TS trình bày tối đa 1-1,5 tiếng chứ không nên độc thoại. 
TS nói các doanh nghiệp phải thay đổi thói quen mà quan tâm tới tình hình vĩ mô. TS nói về tình hình vĩ mô bị ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài. TS nói về khủng hoảng tài chính năm 2007. TS nói cuối năm 2008 nhà ở Mỹ rất rẻ, có căn chỉ có 1,8-2 USD (?). TS nhấn mạnh là tại thời điểm hiện tại BĐS ở Mỹ không gần như không bán hay cho thuê được? 
Điều này không chính xác. Mặc dù kinh doanh BĐS ở Mỹ đang trải qua những giai đoạn rất tồi tệ nhưng theo số liệu thống kê mới thì năm 2011, các công ty ở Mỹ bán 302 nghìn căn nhà, thấp hơn 6,2% so với năm 2010: (có thể tham khảohttp://cafef.vn/20120127093630957CA32/doanh-so-ban-nha-tai-my-bat-ngo-sut-manh.chn). 
TS nói về khủng hoảng thị trường tài chính ở Mỹ. TS có nói là ở Mỹ phải bơm tiền thẳng cho những người thiếu là doanh nghiệp? Nhưng sau khi bơm thì cung tiền tăng và lạm phát tăng và đồng USD mất giá (Về lạm phát TS nói sai hoàn toàn. Lạm phát trong thời gian khủng hoảng ở Mỹ thấp tới mức người ta luôn sợ tình trạng giảm phát:  (2007: 2,85%; 2008: 3,85%; 2009: -0,34%; 2010: 1,64%; 2011: 3,16% 
Có thể tham khảo
TS nói khi đồng USD mất giá thì những quốc gia giữ nhiều USD bị thiệt, chẳng hạn Trung Quốc giữ cả ngàn tỷ đô dự trữ (không hiểu TS lấy đâu con số ngàn tỷ chứ hiện nay dự trữ ngoại hối của Trung Quốc khoảng hơn 3,2 ngàn tỷ. Đây là con số rất phổ thông trên báo chí Việt Nam). 
Clip 2: TS nói về khái niệm “Chiến tranh tiền tệ”. TS nói là cả thế giới chỉ Mỹ bị khủng hoảng tài chính nhưng sau khi Mỹ in tiền để cứu nền kinh tế thì cả thế giới bị dính (Ở đây không hiểu TS nói bị dính gì. Nếu bị khủng hoảng thì không phải vì đâu phải do Mỹ in tiền mà thế giới bị khủng hoảng tài chính). TS nói là do Mỹ in tiền nên Việt Nam bị lạm phát lây. TS nhấn mạnh năm 2008, lạm phát Việt Nam là 20% thì 13% là do điều hành yếu kém còn 7% là do nhập khẩu lạm phát từ Mỹ do mất giá USD (Không thể hiểu nổi TS lấy con số này ở đâu ra. 
Tôi (độc giả N.L - PV) đọc nhiều tài liệu kinh tế thì chưa hề thấy con số này. Không hiểu bằng cách nào TS có hay tính toán (?) chính xác được con số này Nhập khẩu lạm phát là có nhưng chưa thấy ở đâu tính được chính xác như TS? Chưa kể Mỹ bắt đầu thực hiện nới lỏng tiền tệ (QE1) từ cuối năm 2008 thì không thể nào tác động tới lạm phát Việt Nam ngay trong năm đó được. Đây là kiến thức hết sức phổ thông).  
Clip 3: TS nói về khủng hoảng nợ công ở Hi lạp. TS nói ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) cực kỳ tệ hại, cho vay xong không kiểm soát (Cái này sai hoàn toàn vì ECB không được quyền mua trực tiếp trái phiếu từ chính phủ thì làm sao cho Hi Lạp vay được???). 
TS nói về ảnh hưởng của nợ công châu Âu và ảnh hưởng của động đất sóng thần. TS nói người ta rút ra bài học là ai chết thì chết chứ chết hệ thống ngân hàng là toi (cái này thì thế giới biết lâu rồi chứ đâu phải mới rút ra?). TS nói thằng nào không có nông nghiệp thằng ý chết. TS nói Việt Nam ở xa nên ít bị sóng đánh. Cả thế giới GDP âm, chỉ có 9 nước là dương trong đó có Việt Nam
Bạn có thấy nghi ngờ về kiến thức kinh tế của TS Lê Thẩm Dương? Trang mạng này còn tiến hành thống kê ý kiến độc giả.
Bạn có thấy nghi ngờ về kiến thức kinh tế của TS Lê Thẩm Dương? 
Tổng số lượng đã gửi: 1128
Lựa chọn

Tỷ lệ
Có nghi ngờ




















348
Không nghi ngờ




















216
TS Lê Thẩm Dương rất giỏi trong lĩnh vực kinh tế




















564
Và còn đây là lời bình luận của một độc giả sau khi xem một đoạn Clip:
TS Thẩm Du, quên Dương nói nghe cho vui tai, đỡ buồn ngủ thôi chứ chả có giá trị gì. Tớ mới nghe đoạn nói về kinh tế Âu châu, hắn nặng về ba hoa mà sai về bản chất




1 nhận xét:
Write nhận xét

XãLuận: Tin tức Việt Nam Trong ngày