20/4/12

Ngày “ Thương hiệu Việt Nam ”

 

Kể từ ngày 11/4/2008, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã công bố:  Hàng năm sẽ lấy ngày 20/4 là ngày " Thương hiệu Việt Nam " .  Ngày " Thương hiệu Việt Nam " nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam.

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu Việt trên thế giới cũng còn rất khiêm tốn. Theo báo tạp chí công nghiệp: Ở thị trường trong nước, trong số gần 2.000 doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã có 100 doanh nghiệp có thương hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến với những mức độ khác nhau. Các sản phẩm mang thương hiệu của Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thành Công, Đông Xuân, Việt Thắng, Thái Tuấn, Phước Thịnh, Vera, Hoàng Tấn, đã liên tục được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các thương hiệu này đã thực sự trở thành tài sản của doanh nghiệp góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện mới có khoảng 30% số doanh nghiệp dệt may Việt Nam được các nhà nhập khẩu nước ngoài biết đến thương hiệu và đặt hàng trực tiếp. Còn lại, đa số doanh nghiệp phải bán hàng qua trung gian. 
Là chuyên gia hàng đầu về marketing đã từng tham gia xây dựng thương hiệu cho các tập đoàn và công ty lớn trên thế giới, ông Richard Moore, Giám đốc Điều hành Sáng tạo Công ty TNHH Richard Moore Associates cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng nhiều hơn đến xây dựng “bản sắc thương hiệu” và “hình ảnh thương hiệu”. Trong đó bản sắc thương hiệu là các yếu tố nhận diện thương hiệu như tên thương hiệu, logo, màu sắc, kiểu chữ, câu định vị (slogan) mà doanh nghiệp có thể chủ động tạo lập và kiểm soát, cũng như quyết định cách thức sử dụng cho các hình thức truyền thông marketing khác nhau. Doanh nghiệp cũng phải chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khi được xây dựng một cách chiến lược và mang tính sáng tạo, bản sắc nhận diện thương hiệu sẽ là một trong những yếu tố hiệu quả nhất góp phần thiết lập nên hình ảnh thương hiệu mạnh trên thị trường.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu là câu truyện dài kỳ cũng đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhưng để tạo dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp bản thân các doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lược. Mặt khác, ở tầm quốc gia cũng cần có những giải pháp nhất định. Có như vậy, Ngày “ Thương hiệu Việt Nam ” mới trở thành ngày hội mỗi ngày thêm ý nghĩa.

Quốc gia có nền kinh tế mạnh là những quốc gia sản sinh & sở hữu các thương hiệu mạnh, một sự trùng hợp thú vị? Chắn hẳn là không! bởi quá trình xây dựng thương hiệu từ các quốc gia tòan cầu Âu, Mỹ ,Phi, Úc đặc biệt Châu Á trong vài thập kỷ gần đây là hệ quả nhất định của cả một quá trình vận động & phát triển kinh tế tầm vĩ mô lẫn vi mô: nhận thức của chính phủ quốc gia về thương hiệu, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, năng lực tầm nhìn doanh nghiệp, sự phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ, ý thức của người tiêu dùng, đội ngũ nhân lực, tài lực, trí lực của cả quốc gia đó.
Minh chứng trong “Công lý thương hiệu – New Brands Justice” tác giả Simon Anholt đề cập không quá 5% các thương hiệu mới trong Top 100 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới là những thương hiệu mới. Phần vì việc xây dựng thương hiệu nổi tiếng đòi hỏi điều kiện cần & đủ của nhiều yếu tố. Phần vì rất nhiều thương hiệu đã không đánh giá đúng điều kiện cần tiên quyết thời gian vật lý & tâm lý của quá trình xây dựng thương hiệu không phải là quá trình ngắn hạn.
( Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn )

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

XãLuận: Tin tức Việt Nam Trong ngày